Cá voi bướu - Ảnh: marinapuestadelsol.com
Ở Việt Nam, chúng ta vẫn thường gọi cá voi là cá ông. Khi cá bị mắc cạn, thì cố gắng đưa ra biển, hoặc lỡ cá có chết thì an táng. Ở suốt dọc ven biển miền Trung có rất nhiều nghĩa địa cá voi, nhưng lớn nhất có lẽ là nghĩa địa cá voi xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Hằng năm, vào mùa xuân, lễ tế cá voi lại diễn ra như một tập tục tốt đẹp của ngư dân ven biển không chỉ riêng ở Tam Hải mà cả dải ven biển miền Trung...
Lão ngư Phạm Mai khấn vái tại nghĩa địa cá Ông.
Đối với dân chài Việt Nam cá ông thường phù hộ cho họ thuận buồm xuôi gió, ra khơi nhắm đúng luồng cá, nhiều khi còn cứu họ khỏi dông tố trên biển và đưa họ vào bờ. Khi thất bát, họ thường làm lễ cầu ông.Xác cá voi dạt vào biển Lộc Bình. Ảnh : Nhân Ngọc
Nhật Bản nổi tiếng là một dân tộc ăn nhiều cá, trong đó có cả cá voi. Trong thực đơn cá voi có đủ món: sống (kể cả tim cá), xông khói, hầm, chiên theo kiểu Hàn, Ấn hoặc nướng như thịt bò, nấu xúp… Nhà hàng Kujira-ya mua cả nguyên con cá voi về để bếp trưởng chế biến ra các món ăn từ đầu cho đến đuôi cá. Một bữa ăn tại đây, gọi theo thực đơn hoặc “à la carte”, có giá 50 euro. Và Kujira-ya bao giờ cũng đông nghẹt khách vào cuối tuần.
Theo những người thích ăn cá voi, thịt loài cá này có màu đỏ như thịt bò, rất “bắt” với rượu sakê. Đối với nhiều người, thịt cá voi hơi nhạt nhẽo, trừ phi bạn muốn có trên đĩa ăn một miếng thịt bò tươi có mùi vị nước biển.

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét