Thứ Hai, 29 tháng 12, 2008

theo mình, một điều quan trọng là kiềm chế tối đa sự nóng nảy trong lòng khi tiếp xúc với mọi người ở cơ quan.


hand writing on drawings

6 kiểu đồng nghiệp đáng ghét


Công sở cũng là xã hội, có người xấu kẻ tốt; có người thật thà, có kẻ mưu mô; có người chăm chỉ, có kẻ chây lười… Những “kẻ đáng ghét” ấy đôi khi lại rất khôn khéo khiến sếp không nhận ra, còn bạn dù biết cũng đành chấp nhận.

Dưới đây là 6 kiểu đồng nghiệp khó ưa và vài bí quyết giúp bạn “chung sống” hòa bình với họ trong công việc:

1. Người luôn bác bỏ ý kiến của mọi người

Những đồng nghiệp kiểu này luôn tìm cách “dập tắt” ý kiến của mọi người dù đúng hay sai. Trong những buổi họp, khi mọi người đang bàn bạc rất sôi nổi và cố gắng để đưa ra những ý tưởng mới mẻ thì người này ngay lập tức tỏ thái độ và nói không với ý tưởng đó một cách tiêu cực.

Cách giải quyết: Những giải pháp hay nhất thường do nhiều ý kiến tổng hợp lại, vì thế bạn nên bỏ qua thái độ đó và tiếp tục buổi họp. Sau đó tìm thời điểm thích hợp để nói chuyện với đồng nghiệp đó. Hãy khéo léo khi đưa ra những lời nhận xét và quan điểm của bạn.

2. Người chuyên “nẫng” tay trên công của người khác

Những đồng nghiệp này luôn đặt cái tôi của bản thân lên trên tất cả. Dù làm việc tập thể hay cá nhân thì họ luôn muốn lấy nhận tất cả thành quả đạt được. Đây là kiểu nhân viên rất tham vọng và muốn thăng tiến bằng mọi cách.

Cách giải quyết: Người này luôn đề cao cái tôi trong đội thì bạn hãy làm ngược lại. Bạn tôn trọng và luôn hòa nhập vào công việc tập thể. Ví dụ, khi bạn nhận được lời khen từ sếp, hãy thể hiện sự cảm ơn của bạn tới những đồng nghiệp trong nhóm đã giúp đỡ bạn trong công việc trước toàn thể mọi người như “Tôi khó có thể thoàn thành công việc này nếu không có sự giúp đỡ của…”

http://www.independent.ie/multimedia/archive/00156/diet_156043b.jpg


3. Người chuyên sử dụng những từ ngữ hàn lâm

Dù là khi nói chuyện hay viết văn bản, người này luôn sử dụng những từ ngữ quá hàn lâm và không thông dụng. Việc này không những gây khó hiểu cho người nghe, người đọc mà đôi khi còn làm hỏng sự “trong sáng” của từ ngữ.

Cách giải quyết: Với những trường hợp này, khi nói chuyện hay đọc văn bản bạn có gắng lược bớt những từ rườm rà không cần thiết và tập trung vào ý chính để tránh hiểu sai nội dung. Nếu có gì không hiểu bạn nên nói chuyện trực tiếp với người đó để nhận được sự giải thích và nếu có thể hãy góp ý để người đó sử dụng từ ngữ đơn giản hơn.

4. Người thiếu cẩn thận khi sử dụng email

Những người này dường như “nghiện” chức năng “trả lời tất cả”(reply all) trong hòm thư thay vì chỉ gửi tới những người cần thiết. Điều này khiến những người nhận nhầm thư cảm thấy bực mình vì hòm thư luôn quá tải với những lá thư không cần thiết. Hơn nữa, những người này không đánh giá cao tầm quan trọng của các email, họ không nhận thức được rằng thông tin quan trọng của công ty có thể bị rò rỉ chỉ bởi sự bất cẩn của họ.

Cách giải quyết: Bạn có thể từ bỏ dần thói quen liên lạc bằng email với các đồng nghiệp trong văn phòng thay vào đó bạn có thể gọi điện hoặc gặp trực tiếp họ. Như vậy bạn sẽ không bị làm phiền bởi những thư “rác” như vậy nữa.

5. Người luôn gây phiền hà

Người này không hề có khái niệm gì về một môi trường công sở nghiêm túc: yên tĩnh và cần tập trung. Khi người này không gây gián đoạn công việc bạn đang làm thì cũng họ lại đang nói chuyện điện thoại oang oang đâu đó trong phòng làm việc.

Cách giải quyết: Bạn đừng cố gắng đưa ra lời khuyên hay yêu cầu sếp quản lý chặt chẽ công việc của đồng nghiệp đó, tất cả chỉ vô ích thôi. Thay vào đó bạn nên tìm cách lảng tránh hoặc nói khéo mỗi khi người đó đến làm phiền bạn.

6. Người tẻ nhạt

Mọi lúc, mọi nơi với người này chỉ là công việc và bản thân họ. Họ không tham gia bất cứ một sự kiện nào của phòng và cũng không nói chuyện với các đồng nghiệp khác. Họ không thích bất kỳ bữa tiệc hay trò vui nào ở công ty và họ cho rằng các đồng nghiệp khác cũng nên như vậy.

Cách giải quyết: Bạn vẫn nên giữ thái độ và tinh thần vui vẻ với họ. Nụ cười luôn giúp chúng ta xây dựng nên các mối quan hệ và giảm căng thẳng khi làm việc. Nếu có thể, người đó sẽ tự nhận thấy cần phải thay đổi.

Sưu tầm

Nguyễn Hồng Cường - P.Tin học (Cục thuế Lào Cai)


Để là người đồng nghiệp đáng mến



Để là người đồng nghiệp đáng mến

- Không lấy trộm hay cầm nhầm bất cứ thứ gì của người khác. Bạn có thể mượn chiếc dập ghim, chiếc bút của các đồng nghiệp khác nhiều lần nhưng hãy nhớ trả lại chúng đúng chỗi. Những điều nhỏ nhặt như vậy nhưng rất dễ khiến mọi người bực bội và tức giận với bạn.

- Hãy coi nơi làm việc như nhà của bạn. Đừng bày bừa tại những khu vực chung. Hãy giữ cho văn phòng thơm tho và sạch sẽ.

- Không nói lớn, quát to hay có những hành động bất nhã với các đồng nghiệp cho dù họ đang làm phiền bạn. Cần có những cách giải quyết nhẹ nhàng và chuyên nghiệp để chứng tỏ bạn là người thông minh.

http://www.rics.org/NR/rdonlyres/BF301F29-7D74-4AE8-9075-EA26B3BA1B24/0/colleagues.jpg


- Cho dù hệ thống email và điện thoại tại nơi làm việc của bạn rất tuyệt vời và hữu dụng, đôi khi bạn vẫn nên nói chuyện trực tiếp với các đồng nghiệp, không nên làm mọi việc qua tin nhắn hay gọi điện.

- Hãy là một đồng nghiệp đáng tin cậy. Nếu bạn được đồng nghiệp nào đó kể cho nghe bí mật của họ hoặc họ thường xuyên tâm sự với bạn những vấn đề của họ thì bạn nên tôn trọng và giữ kín những vấn đề đó cho họ.

- Không nên trông chờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệp khi công việc của bạn quá tải. Hãy làm thêm cuối tuần hoặc thậm chí vào giờ nghỉ trưa. Bạn bận không có nghĩa là đồng nghiệp của bạn rảnh.

- Luôn sẵn lòng đóng góp tiền cho những cuộc liên hoan của công ty không nên cố tình “trốn tránh” những quy tắc sống đơn giản đó.

- Luôn nhớ không “buôn” chuyện và nói sau lưng bất cứ người nào. Không ai thích tính xấu đó nếu bản thân bạn không phải người như vậy. Trong công sở, bạn nên đối xử tốt, quan tâm tới mọi người và không “thọc mũi” vào chuyện của bất cứ ai.

- Bạn cũng không nên quá thân thiện và tốt bụng bởi vì các đồng nghiệp có thể nghĩ rằng bạn giả tạo và khiến họ khó chịu.

- Chấp nhận thành công của người khác với thái độ và tâm trạng vui vẻ thật lòng.

Vài bí quyết đem đến sự thành công

- Công việc là quan trọng nhưng đừng để công việc “kiểm soát” cuộc sống của bạn. Nếu ban ngày bạn “thuộc” về công sở thì bạn nên dành buổi tối để nghỉ ngơi bên bạn bè, gia đình hoặc những sở thích riêng của bạn.

- Hãy luôn giữ CV của bạn ở tình trạng được cập nhật.

- Tránh cười gượng hay nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó khi phỏng vấn hay trong một cuộc họp nào đó.

- Nếu bạn không thấy bất cứ tin tức gì 2 tuần sau cuộc phỏng vấn, hãy gửi một bức thư đến hỏi họ về kết quả của đợt tuyển dụng đó.

- Bạn không nên hoang mang rằng bạn phải bắt đầu từ con số 0. Nếu bạn là trợ lý của ai đó đừng cảm thấy xấu hổ mà bạn cần mạnh mẽ hơn để tiến lên phía trước. Ngược lại, bạn cũng không nên có sự nhìn nhận khắc nghiệt với các trợ lý, một ngày nào đó họ có thể trở thành sếp của bạn.

- Hãy đối xử tốt với nhóm của bạn nhưng đừng để họ cảm thấy quá thoải mái và vui vẻ.

Đừng nói những điều không tự chủ tại công ty bạn sắp rời đi bởi vì bạn không biết mình sẽ làm việc với ai trong thời gian tới. Hãy ra đi với nụ cười thỏa mãn.

Thủy Nguyễn

Theo Ivillage



Không có nhận xét nào: