Tuổi Trẻ, Thứ Tư, 31/12/2008, 05:21 (GMT+7)
tóm tắt, và viết lại theo ý mình hiểu một cách đơn giản hơn
Những tác giả được giới thiệu
Trang Thế Hy “vạm vỡ” và thâm hậu với những truyện ngắn viết về vẻ đẹp tài tử của con người Nam bộ. Ông có tài trong việc khắc họa vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ ẩn hiện trong tính cách của những con người vô danh giữa đời thường.
Trầm Quỳnh Dân (Lê Đình Bích) với những truyện ngắn giàu tính biểu tượng, ẩn dụ, thấp thoáng bóng dáng của truyện ngắn hiện đại.

Hồ Tĩnh Tâm viết về những số phận chìm nổi mang đậm tính cách phóng khoáng, chịu chơi, hào hiệp và giàu nghĩa tình - nghe giống như truyện ngắn đầu thế kỷ 20
Đọc truyện của Hồ Tĩnh Tâm
Vũ Hồng thâm trầm với những truyện ngắn viết về sự giao hòa và mâu thuẫn trong lối sống, tâm lý giữa các thế hệ con người: truyện của ông bà già than thở cuộc đời, thập niên 90, vẫn lo lắng và hoài nghi xã hội mới, và hướng về miền ký ức, luôn nghĩ quá khứ lúc nào cũng đẹp hơn hiện tại.
Lê Đình Trường, Thu Tran, Lương Hiệu Vui, Phạm Trung Khâu, Ngô Khắc Tài, Đoàn Văn Đạt, Nguyên Tùng, Hàn Vĩnh Nguyên, Hào Vũ, Anh Đào, Nguyễn Thanh, Nguyễn Khai Phong, Phạm Thị Ngọc Điệp, cả người sự kiện Nguyễn Ngọc Tư... được liệt vào một nhóm chung chung.
Chị Tư viết cũng được, rất Nam Bộ, rất thời sự. Nhưng ủy mị. Đó không phải là lỗi của chị, mà đó là điểm yếu của tâm lý người Việt - ủy mị.
Điểm yếu của văn học ĐBSCL
đọc hàng trăm truyện ngắn ĐBSCL trên các báo, tạp chí và tuyển tập có thể nhận ra sự “đóng băng” trong việc miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật của một số tác giả. Mặc dù trào lưu văn học thế giới đang thay đổi nhanh chóng, phong phú muôn màu về nội dung và cách thể hiện.
Các nhà văn chưa đào sâu vào miền tâm linh bí ẩn của con người với những xung đột giữa cái thiện và cái ác, giữa cao thượng và thấp hèn.
Mình thì thích chuyện đi vào các xung đột xã hội hơn là trong con người, nhờ vậy nó có tính thời sự, hiện đại hơn.
Cao thượng hay thấp hèn, bây giờ khó đánh giá quá. Ví dụ tự yêu mình, yêu cơ thể, yêu bản năng của mình, yêu cả những phút yếu lòng. ngày xưa tự yêu bản thân bị chê là ích kỷ, nhưng bây giờ thì là điều cần thiết, thậm chí tạo ra cái tôi mạnh mẽ. Nhưng văn học chưa chạm được vào cái tôi hiện đại một cách chính xác, sâu thẳm. Đành phải đọc truyện của người Nhật để lấy sự đồng điệu tâm hồn.

đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư
Hầu hết truyện ngắn ĐBSCL đều viết theo lối kể chuyện truyền thống, nhịp điệu và mạch truyện chậm, thiếu độ căng về cấu trúc. Ngôn ngữ kể chuyện pha tạp nhiều khẩu ngữ, thiếu sự gọt giũa, chắt lọc và thiếu lao động nghệ thuật công phu.
khẩu ngữ hay chứ, ngày xưa các bậc tiền bối như Hồ Biểu Chánh được người đọc yêu mến cũng vì văn ông sậm mùi sông nước Mekong mà. Không lẽ văn học ĐBSCL lại viết theo lối văn phong sách giáo khoa???!! Nhưng công nhận là nhịp điệu mạch truyện đi chậm thật, à ơi rất lâu.
Về văn phong mà nói, mình đồng ý với giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, văn học nên rút ruột từ cuộc sống, xiết lại cho khúc chiết hơn. Nhưng vẫn phải rõ ràng, chân thật. Mình sợ những giọng văn ngoắt nghéo, và gọi đó là sáng tạo về cách thể hiện, như văn của Hồ Anh Thái (chỉ về văn phong thôi, còn vẫn thích nội dung của anh Thái).

Văn xuôi ĐBSCL không có những đỉnh cao mà chỉ có những miền nhấp nhô tiếp nối những vùng đất văn học của các bậc tiền bối. cái này đồng ý
Ngô Khắc Tài và Bình Nguyên Lộc, Lương Hiệu Vui và Lê Vĩnh Hòa, Nguyễn Ngọc Tư và Phi Vân chưa có sự cách biệt và chưa tạo được những bước nhảy vọt về nghệ thuật xây dựng truyện ngắn.
Các nhà văn ĐBSCL chưa có sự tiếp nhận, phát kiến mới về mỹ học của truyện ngắn hiện đại nên đó cũng chính là hạn chế lớn nhất khiến họ chưa sáng tạo được các truyện ngắn mang tầm vóc nghệ thuật và hơi thở của thời đại. Ở một vùng đất mà cái gu thẩm mỹ của đa số người đọc bị chi phối bởi chuẩn mực của đờn ca tài tử và cải lương thì việc khai phá, tiếp nhận chuẩn mực thẩm mỹ mới đòi hỏi các nhà văn phải có bản lĩnh và sự dũng cảm. mạnh mồm ghê.
Nói chung cả Bắc và Nam cũng đều có những lỗi này thôi. Miền Bắc thì có nhỉnh hơn về lượng tác giả viết về xã hội mới, nhưng bảo hay thì còn phải nghĩ.

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét